Bệnh ho hầu như rất phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, cho dù chúng ta có tiêm kháng sinh đầy đủ nhưng vẫn hay bị ho. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, các bé rất nhạy cảm và không có ý thức về bệnh của mình. Tuy nhiên, trẻ bị ho liên tục không ngừng kéo dài cả tuần thì các bậc cha mẹ mình hết sức lưu tâm, hãy cùng https://giaidap247.com/ tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị ho có đờm cho bé
1. Ho là gì?
Ho là một phản xạ nhằm tống xuất chất đờm, vi trùng ra khỏi hệ thống hô hấp. Bảo vệ hệ thống sạch sẽ thông thoáng khi khí quản bị viêm hay kích thích. Nếu ho không được điều trị đúng cách trẻ ho liên tục không ngừng từ ngày này qua ngày khác (hay còn gọi là ho lâu ngày không khỏi) thì các bạn nên đưa trẻ đến trung tâm uy tín để được chuẩn đoán kịp thời.
2. Nguyên nhân tại sao trẻ ho liên tục không ngừng?
Trẻ bị ho liên tục không ngừng kéo dài hơn 1 tuần – tháng, đã cho đi chích thuốc và áp dụng nhiều biện pháp dân gian những vẫn không khỏi. Đó có thể do các nguyên nhân sau:
2.1 Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều nguyên nhân gây nên ho kéo dài liên tục không ngừng ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện do trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, lây nhiễm trừ trường học hay các tác nhân do nhiễm virus, nhiễm khuẩn thức ăn nước uống.
2.2 Bị hen phế quản
Khi trẻ bị ho không ngừng bạn để ý các dấu hiệu sau đây có thể trẻ đã bị hen suyễn (hen phế quản): xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho tức ngực, ho từng cơn tái phát và thở rít
Bạn nên để ý đến sinh hoạt hằng ngày như trẻ có tiếp xúc với khói thuốc, phấn hoa, lông thú và một số loại thực phẩm cũng có thể dẫn đến sự mẫn cảm đối với bé.
2.3 Bị chảy dịch mũi sau
Trẻ bị chảy dịch mũi sau thường xảy ra do nhiễm trùng xoang, lệch vách ngăn mũi, bị dị ứng kéo dài,… Dịch chất nhầy sẽ chảy xuống cổ họng gây vướng nghẹn khó chịu ở cổ họng, dẫn đến đau họng, ngứa cổ, thở khò kè. Loại ho này xảy ra liên tục kể cả ban đêm lẫn ban ngày có thể có đờm hoặc không đờm
2.4 Trào ngược dạ dày – thực quản
Hiện tượng này xảy ra cả ở trẻ em và người lớn, khi axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng khiến bé ợ hơi chua, buồn nôn và ho liên tục không ngừng. Hiện tượng này nhận thấy ở trẻ ăn uống không điều độ, ăn thức ăn quá nóng, vừa ăn vừa chơi chạy nhảy, ăn xong rồi nằm liền dẫn đến cơ thắt dưới thực quản mở ra khiến trẻ bị ợ hơi, trào ngược dạ dày.
2.5 Trẻ bị ho liên tụ cho mắc dị vật đường thở
Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, ngứa, đau họng, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,… Trong trường hợp dị vật đường thở không được loại bỏ đúng cách, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.
2.6 Viêm họng -viêm amidan
Triệu chứng của viêm họng – viêm amidan là tình trạng sưng họng, đau rát gây cảm giác vướng đau khi nhai nuốt. Tình trạng này không được chữa trị kịp thời và kiêng ăn sẽ dẫn đến ho viêm amidan .
2.7 Một số nguyên nhân khác
- Do lạm dụng thuốc xịt mũi quá liều lượng
- Không khí hanh khô hay quá ẩm làm kích thích sự phát triển của nấm vi khuẩn
- Bé bị tim bẩm sinh
- Sống trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm, hít khói thuốc lá.
- Bị nhiễm vi khuẩn lao
3. Cách chữa trị ho tại nhà và chăm sóc trẻ bị ho liên tục không ngừng (ho lâu ngày không khỏi)
- Uống trà gừng mật ong: hợp chất trong gừng có tác dụng làm long đờm, trà có tính sát khuẩn và mật ong cung cấp vitamin giúp bé chống lại các cơn ho liên tục
- Mật ong hấp với trái tắc (trái quất) hoặc chanh non là phương pháp dân gian ông bà ta thường sử dụng rất hiệu quả.
- Lá hẹ hấp với đường phèn: chắt nước cho trẻ uống trước khi ăn có thể giảm ho nhanh chóng.
- Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày, nên kê gối cao khi ngủ để giảm thiểu tình trạng buồn nôn và ho liên tục.
- Sử dụng nước muối sinh lý hay thuốc xịt vệ sinh mũi cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ dịch tiết, giúp khoang mũi thông thoáng và làm dịu vùng niêm mạc hô hấp.
- Có thể sử dụng phương pháp xông mũi cho trẻ như: xông nước muối, xông tỏi, gừng, sả, tinh dầu khuynh diệp,… để làm thông mũi loại bỏ vi khuẩn tác nhân gây kích thích triệu chứng ho liên tục không.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ nhằm loại bỏ vi khuẩn ẩm mốc và bụi bặm. Đồng thời giữ nhiệt độ trong nhà ở mức vừa phải, tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung ngũ cốc, thịt, cá, trứng và rau xanh nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch.
>>> Xem thêm thông tin ho ở trẻ tại: Hô hấp
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc siro ho có thể được dùng trong nhiều trường hợp đối với từng thể trạng của bé. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến trung tâm uy tín để được thăm khám tình trạng trẻ ho liên tục kéo dài một cách có cơ sở khoa học hơn.