Pfizer là một trong những loại vắc xin hiệu quả trong việc phòng tránh Covid hiện nay. Nếu như bạn đang thắc mắc không biết Pfizer của nước nào? Nguồn gốc và đối tượng tiêm là ai, thì hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Pfizer của nước nào?
Pfizer của nước nào sản xuất? Vaccine Pfizer-BioNTech do hãng Pfizer của Mỹ sản xuất nhằm ngăn ngừa sự tác động của Covid-19 đối với nhóm người trên 12 tuổi. Vaccine Pfizer được tổ chức y tế thế giới đồng ý sử dụng và được bộ y tế Việt Nam phê duyệt tháng 6/2021. Loại vắc xin này được sản xuất theo công nghệ mRNA đảm bảo an toàn và tạo hệ thống miễn dịch chống virus gây bệnh.
Vào ngày 1/1/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) được sử dụng để phòng chống dịch bệnh bùng phát. Vaccine Pfizer được bào chế dưới dạng đông khô và cần pha loãng với nước muối sinh lý trước khi tiêm. Liều lượng tiêm là 0,3ml và sử dụng để tiêm đường bắp.
Về hiệu lực của vaccine Pfizer được đánh giá từ 95 – 100% sau khi tiêm liều thứ hai được 1 tuần.
Đối tượng tiêm vaccine Pfizer
Như vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi Pfizer của nước nào rồi đúng không? Về đối tượng tiêm vaccine Pfizer được chỉ định tiêm phòng cho người từ 12 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 từ 3 đến 4 tuần (21 -28 ngày). Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể kết hợp với mũi tiêm vaccine AstraZeneca. Thời gian tiêm cách nhau giữa hai mũi khoảng 8 – 12 tuần. Vì vậy, nên tiêm phòng tối thiểu cách nhau 2 tuần so với các loại vắc xin khác.
Những trường hợp dưới đây khi tiêm vắc xin Pfizer cần báo ngay với bác sĩ trước khi tiêm:
- Mắc các bệnh về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu;
- Suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng hay ảnh hưởng đến miễn dịch;
- Mang thai hoặc dự định có thai;
- Tiền sử dị ứng;
- Sốt hoặc các bệnh cấp tính khác;
- Phụ nữ đang cho con bú;
- Đã tiêm các loại vắc xin phòng Covid-19 khác.
Những trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Pfizer bao gồm:
Có phản ứng nghiêm trọng sau liều vắc xin này trước đó;
Có phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin này như: Potassium chloride, monobasic potassium phosphate, sodium chloride, dibasic sodium phosphate dihydrate, và sucrose.
Lịch tiêm vắc xin Pfizer
Lịch tiêm vắc xin Pfizer gồm 2 mũi như sau:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên;
- Mũi 2: cách mũi 1 sau 3 tuần.
Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm Vaccine Pfizer
Sau khi tiêm Vaccine Pfizer sẽ gặp những phản ứng như: Mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm.
Đối với người trên 16 tuổi: các phản ứng bất lợi thấp hơn 10% so với nhóm vị thành niên. Ngoài ra, người tiêm có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa, khỏi trong một vài ngày sau tiêm.
Các phản ứng ít gặp sau khi tiêm vắc xin Pfizer như: Nổi hạch,khó chịu, ngứa chỗ tiêm, mất ngủ, đau tứ chi.
Những câu hỏi thường gặp khi tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech
Khi tiêm vắc xin Pfizer-BioTech bạn có thể gặp phải những câu hỏi như:
1. Có thể tiêm vaccine covid-19 của Pfizer-BioNTech với các loại vaccine khác không?
=> Câu trả lời là hiện vẫn chưa có thông tin nào về việc tiêm phòng Covid-19 của của Pfizer- BioTech với các loại vaccine phòng bệnh khác.
2. Nếu mang thai hoặc đang cho con bú có tiêm vaccine BNT162b2 (Pfizer) được không?
=> Các nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế về độ an toàn khi tiêm vaccine phòng Covid-19 dành cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, hiện loại vaccine phòng Covid-19 này vẫn chưa được nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, do đó nguy cơ thực sự của vaccine mRNA đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vẫn chưa được xác định.
3. Làm gì khi gặp phải tác dụng phụ khi tiêm phòng?
=> Một số phản ứng phụ sau khi tiêm như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu,… Nếu gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm, bạn nên đến ngay các bệnh viện gần nhất, để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trả lời được cho mình những câu hỏi về Vaccine Pfizer của nước nào? Nguồn gốc, đối tượng tiêm. Qua đó sẽ có những kiến thức hữu ích về loại vắc xin này.