Vaccine Astrazeneca của nước nào sản xuất? Nguồn gốc, đối tượng tiêm là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mà dịch covid đang hoành hành cả thế giới. Trong khuôn khổ của bài viết sau giaidap247 sẽ trả lời những thắc mắc này của bạn.
Vaccine Astrazeneca của nước nào sản xuất?
Vaccine Astrazeneca của nước nào sản xuất? Đây là vaccine phòng SARS-CoV-2 do hãng dược và trường Đại học Oxford của Vương quốc Anh nghiên cứu. Loại vắc xin này được phát triển từ thuốc trị tim mạch, ung thư, thân, miễn dịch và hô hấp tạo ra protein kháng virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể.
Vaccine AstraZeneca hoạt động bằng cách dùng vector làm giảm sự hoạt động của virus và những vật di chuyển trên bề mặt virus gây bệnh do COVID-19. Loại vắc xin này sau khi được tiêm vào cơ thể có chứa mã di truyền của virus SARS-CoV-2 được quy định trước đó và hình thành cơ chế tự tạo ra protein S xâm nhập. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch để tiêu diệt virus xâm nhập. Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những tế bào giúp phát hiện ra khi cơ thể có virus xâm nhập. Khi đó, tế bào miễn dịch tạo ra kháng thể và ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan, giảm ảnh hưởng gây bệnh của virus.
Đối tượng tiêm vaccine AstraZeneca
Sau khi trả lời được câu hỏi Astrazeneca là của nước nào? thì đối tượng được tiêm loại vắc xin này cũng được nhiều người quan tâm. Những trường hợp được chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca là trên 18 tuổi, giúp tạo ra hệ miễn dịch chống các bệnh về đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây nên.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc các bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm trùng sẽ bị chỉ định hoãn tiêm. Ngoài ra, nếu sốt cao trên 37,5 độ C hay thân nhiệt dưới 35,5 độ C cũng cần hoãn tiêm.
Hiện tại, vaccine AstraZeneca được chống chỉ định tiêm với các trường hợp:
- Những trường hợp từng nhiễm virus SARS-CoV-2
- Người mắc bệnh tiêu hóa, gan, nội tiết, thần kinh, hô hấp, tim mạch,…
- Có vấn đề về bầm tím, xuất huyết/chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu).
- Phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine
- Hoặc những người bị mắc hội chứng Guillain-Barré, hay bất cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin cũng cần chống chỉ định dùng loại vắc xin này.
Lịch tiêm vaccine AstraZeneca
Lịch tiêm vaccine AstraZeneca gồm 2 mũi:
- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm
- Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần
Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine AstraZeneca
Khi tiêm vaccine AstraZeneca có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Phản ứng toàn thân: Sốt, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, ngứa, đỏ tại chỗ tiêm, chai cứng, sưng.
Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau để theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy sau tiêm chủng. Khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vaccine.
Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vaccine như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
Vaccine AstraZeneca có hiệu quả như thế nào?
Vaccine AstraZeneca đã được thử nghiệm lâm sàng và xác định an toàn, hiệu quả trên 60 nghìn tình nguyện viên. Qua thử nghiệm cho thấy, loại vắc xin này có hiệu quả cao trong ngăn ngừa COVID-19 tới 89% sau khi tiêm được ½ liều. Khoảng cách giữa hai liều ít nhất một tháng và có hiệu quả tới 62%.
Kết quả này vượt quá kỳ vọng của WHO, khi tổ chức này công bố chỉ cần đạt trên 50% hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 là các vaccine có thể được sản xuất rộng rãi để bảo vệ người dân trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trên toàn cầu.
Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc Astrazeneca của nước nào và hiểu rõ hơn được lịch tiêm, đối tượng có thể tiêm được loại vắc xin này.