Bài viết cung cấp những quy định và lưu ý về cách trình bày bài tiểu luận triết học để bạn đọc tránh mắc phải những lỗi không đáng có và bị mất điểm trình bày. Theo dõi và ghi lại hết những điểm quan trọng nhất để có được bài tiểu luận triết học hoàn hảo nhất ngay nhé!
Hướng dẫn cách trình bày bài tiểu luận triết học đạt điểm 10
1. Bố cục một bài tiểu luận triết học
Trong trình bày tiểu luận triết học thì điểm quan trọng nhất và được đánh giá đầu tiên là trình bày bố cục có được sắp xếp chính xác theo quy định hay không.
Dưới đây là bộ cục cụ thể cho bài tiểu luận triết học mà bạn đọc nên thực hiện theo với 9 mục chính:
-
Trang bìa
-
Trang phụ bìa
-
Phần mục lục
-
Phần nhận xét của giáo viên đối với bài tiểu luận
-
Phần lời cảm ơn
-
Phần nội dung chính
-
Phần kết luận
-
Phần thuật ngữ và chữ viết tắt
-
Phần tài liệu tham khảo
2. Cách trình bày bài tiểu luận triết học cơ bản và chính xác nhất
2.1. Quy định chung về khổ giấy và chữ viết cho tiểu luận triết học
Khi trình bày một bài tiểu luận thì ngay khi chưa đọc điều đầu tiên nhìn thấy rõ nhất sẽ là về font chữ, kiểu chữ và khổ giấy nào. Chính vì thế, để đảm bảo theo đúng quy định và có được bài viết rõ ràng, mạch lạc bạn cần đảm bảo 6 mục bao gồm:
-
Khổ giấy: Trang giấy A4 là lựa chọn của tất cả các bài tiểu luận triết học với kích thước 21,0 x 29,7cm (trang đứng)
-
Font chữ: font chữ thường được sử dụng là Time New Roman cơ bản
-
Cỡ chữ: nên được để trong 2 kích thước là cỡ chữ 13 hoặc 14
-
Bảng mã: bảng mã sẽ sử dụng là Unicode
-
Dãn cách dòng: khoảng cách được khuyên dùng là 1.5 pt
-
Căn lề trang: Căn lề trên 2,5cm; căn lề dưới 3cm; căn lề trái 3,5cm và căn lề phải 2cm
2.2. Quy định về đánh số trang
Đánh số trang cũng là một quy định quan trọng giúp người đọc nắm được phần tiếp theo của mỗi trang. Việc đánh số trang cũng giúp bạn dễ dàng tạo phần mục lục hơn. 5 lưu ý trong quy định về đánh số trang bao gồm:
-
Đánh số trang tự động trong Microsoft Word để đồng bộ hết các trang.
-
Bạn nên lựa chọn để số trang ở chính giữa cuối cùng của khổ giấy.
-
Những trang đầu sẽ đánh số La Mã như i, ii, iii, iv,…
-
Những trang nội dung chính nên đánh các chữ số phổ thông như: 1, 2, 3,…
-
Những trang phụ lục có thể không cần đánh số trang
Phật giáo cũng đóng góp một phần trong kho tàng triết học và mang nhiều bài học ý nghĩa. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài tiểu luận triết học phật giáo từ chúng tôi để cải thiện thêm cả về cách trình bày và triển khai nội dung.
2.3. Quy định trình bày trang bìa và phụ bìa
Đối với phần trang bìa thì đây là bộ mặt của bài tiểu luận triết học khi nộp cho giảng viên. Chính vì thế, phần trang bìa cần được đảm bảo là phải đúng chuẩn, đầy đủ về mặt nội dung nhưng vẫn cần đẹp và tạo ấn tượng cho người đọc. 10 nội dung cần có trong phần trang bìa bao gồm:
-
Logo của trường: cần được căn giữa
-
Tên của trường: in hoa và bôi đậm tất cả các chữ, căn giữa của khổ giấy.
-
Tên khoa: đặt ngay dưới tên trường, được in hoa cũng như bôi đậm và có cỡ chữ nhỏ hơn tên trường.
-
Tên bài tiểu luận: In đậm và căn giữa của khổ giấy
-
Tên giảng viên hướng dẫn: chức danh, học hàm (học vị), họ và tên; thường được đặt lệch phải và ghi bằng chữ thường
-
Tên người thực hiện bài tiểu luận: Ghi đầy đủ họ và tên, lệch phải và chữ thường
-
Mã sinh viên: đặt lệch phải và ngay dưới tên
-
Lớp: ghi lớp chính quy hoặc tên lớp theo học môn học đó tùy vào quy định của giáo viên
-
Địa điểm và thời gian: cần được căn giữa và thường ở cuối trang bìa.
Đối với phần trang phụ bìa thì tùy theo yêu cầu của môn học, khoa hoặc của trường thì có thể thực hiện hoặc không cần có. Nội dung của phần phụ bìa có thể được lấy từ trang bìa hoặc thêm các nội dung bổ sung khác.
2.4. Quy định trình bày hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu
Hình ảnh, biểu đồ và bảng biểu là một phần được sử dụng nhiều trong các bài tiểu luận để bài viết được rõ nội dung hơn. Dưới đây là 5 điểm lưu ý khi trình bày các hình ảnh, biểu đồ và bảng biểu trong bài tiểu luận triết học:
-
“Bảng” được quy định là tên cho tất cả các bảng có dữ liệu.
-
“Hình” được quy định cho tất cả các nội dung đồ thị, biểu đồ, sơ đồ và ảnh cần được định dạng file JPEG, PNG hoặc TIF và có độ phân giải 300dpi trở lên.
-
Các bảng và hình cần được đặt số thứ tự từ trên xuống dưới để đảm bảo không trùng lặp về số thứ tự. Mục nào thì số thứ tự được ghi theo mục đó. Ví dụ: Hình ảnh trong phần 1 thì sẽ được đặt là Hình 1.1; Hình 1.2; …
-
Các bảng và hình ảnh trong bài cần phải ghi nguồn ngay bên dưới của tên bảng hoặc hình và được in nghiêng.
-
Trong những trường hợp thật sự cần thiết thì bạn cần có chú thích cho các bảng và hình vẽ đó.
2.5. Quy định về trình bày mục viết tắt và các thuật ngữ
Bài tiểu luận triết học thường có rất nhiều các phần viết tắt và đặc biệt là các thuật ngữ nên bạn cần nhớ 4 điểm lưu ý quan trọng dưới đây khi trình bày các nội dung này bao gồm:
-
Hàng đầu tiên về các mục (stt, viết tắt, từ đầy đủ) thường được in hoa, căn giữa và được in đậm.
-
Cột STT (số thứ tự) thì các ô cần được căn giữa
-
Cột từ viết tắt được viết thường và căn lề phải
-
Cột từ đầy đủ được viết in thường và căn lề phải
2.6. Quy định trình bày tài liệu tham khảo
Trong cách trình bày bài tiểu luận triết học thì tài liệu tham khảo thì cũng có những quy định phải đảm bảo và không thể thay đổi. Dưới đây là 4 quy tắc bạn cần tuân thủ khi trình bày phần tài liệu tham khảo:
-
Các tài liệu cần phải được sắp xếp theo thứ tự ABC, đối với các tác giả Việt Nam thì lấy theo tên của tác giả còn với các tác giả nước ngoài thì thường được sắp xếp theo họ.
-
Đối với các tài liệu là sách tham khảo thì cần ghi theo thứ tự tên tác giả, năm xuất bản, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
-
Đối với các dạng tài liệu nghiên cứu khoa học thì trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí, số ISSN trong tạp chí, số phát hành và số trang chứa nội dung đó hoặc chỉ số DOI nếu có.
-
Đối với các tài liệu trên Internet thì trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giá, năm xuất bản, tên bài báo, tên tổ chức ra bài, chỉ số DOI hoặc link bài viết.
Trên đây là những quy định trong các mục cụ thể trong cách trình bày bài tiểu luận triết học. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo thêm lời cảm ơn trong tiểu luận để viết được một lời cảm ơn hoàn chỉnh trong một bài tiểu luận nói chung và tiểu luận triết học nói riêng.
3. 5 lưu ý khi trình bày bài tiểu luận triết học hiệu quả
Để bài tiểu luận được đánh giá cao hơn thì từ trong cách trình bày bài tiểu luận triết học cũng cần có những điểm đặc biệt. 5 lưu ý khi trình bày bài tiểu luận triết học trở lên hiệu quả tốt hơn bao gồm:
-
Tuân thủ tất cả những yêu cầu cụ thể của trường hoặc cơ sở đào tạo bạn đang theo học để không bị trừ điểm ngay từ đầu.
-
Tham khảo những mẫu bài được đánh giá cao với kết quả tốt vì bên cạnh nội dung hay thì họ vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn trong cách trình bày.
-
Lưu lại bản trình bày cuối cùng để tránh các trường hợp bị hỏng bài hoặc lỗi khi in ấn.
-
Căn chỉnh cho phù hợp để không làm hình ảnh, đồ thị và biểu đồ bị cắt thành các trang khác nhau.
-
Thêm những trang trí đặc biệt nhưng không rườm rà, rối mắt và vượt ra ngoài quy định chung để bài tiểu luận có những điểm riêng và gây ấn tượng với người chấm.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc về cách trình bày bài tiểu luận triết học cụ thể theo từng phần để bạn đọc có thể nắm bắt một cách chi tiết. Với một trình bày rõ ràng và đẹp mắt thì phần nội dung trong bài viết của bạn cũng sẽ trở lên thu hút hơn. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo từ chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!